Which is better, MFC or MDF? Which one should I choose?

Updated 08/06/2024
Font size
  • Default
  • Bigger

Chắc hẳn khi bước vào cửa hàng nội thất, bạn thường được giới thiệu lựa chọn một trong hai vật liệu gỗ là MFC và MDF. Đây là hai dòng gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng trong sản xuất nội thất. Vậy gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn? Cái nào đắt hơn? Nên chọn cái nào? Để có câu trả lời chúng ta hãy cùng đi sâu vào so sánh gỗ MFC và MDF trong bài viết sau nhé.

Tổng quan về gỗ MFC và MDF

Để có thể giải đáp thắc mắc gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn, các bạn cần tìm hiểu từng loại gỗ này là gì. Từ đó sẽ có đánh giá khách quan nhất.

Về điểm chung, hai loại này đều thuộc nhóm industrial wood được ưa chuộng hiện nay. Chúng được sản xuất theo quy trình hiện đại, giúp đảm bảo về chất lượng và cả giá thành cũng rất tiết kiệm. Một vài nước Châu Âu cũng đã dần có khuyến nghị người dân sử dụng hai loại gỗ này thay cho gỗ tự nhiên.

Có đến 70% sản phẩm đồ nội thất từ gỗ được chế tác từ vật liệu này. Tuy rằng đều có điểm chung là gỗ công nghiệp nhưng hai loại gỗ này được sản xuất theo quy trình khác nhau.

Gỗ MFC và gỗ MDF đều thuộc nhóm gỗ công nghiệp
Gỗ MFC và gỗ MDF đều thuộc nhóm gỗ công nghiệp

What is MFC wood?

Gỗ MFC được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đây là một loại gỗ công nghiệp thường được gọi là tấm ván ép MFC (Melamine Faced Chipboard). Nguyên liệu để sản xuất loại gỗ này là từ bột dăm gỗ ép chặt, với lớp trên cùng được phủ Melamine giúp chống ẩm, kháng nước và chống mối mọt tấn công.

MFC có nhiều loại vì cấu tạo có thể dùng họa tiết sau đó in film nhiệt. Nhờ vậy, những dòng tấm ván ép MFC có thể phù hợp với nhiều phong cách thiết kế. Ngoài ra, gỗ công nghiệp còn thân thiện môi trường. Đặc biệt, lớp ván ép sử dụng chất liệu hiện đại giúp chịu được tác động lực cao. Bề mặt phủ Melamine bên cạnh tạo độ thẩm mỹ còn bảo vệ lớp bên trong.

Gỗ MFC được phủ 1 lớp Melamine giúp tạo thẩm mỹ cho tấm ván gỗ
Gỗ MFC được phủ 1 lớp Melamine giúp tạo thẩm mỹ cho tấm ván gỗ

Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF cũng tương tự như MFC là một trong những loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là thiết kế nội thất. Đây là loại gỗ sử dụng các dăm gỗ tự nhiên, trải qua quá trình ép với áp suất cao và lớp keo chuyên dụng để tạo nên độ cứng cho lớp gỗ. Sau đó được phủ thêm một lớp keo trên bề mặt nhằm bảo vệ tấm gỗ.

Gỗ MDF thường được ứng dụng để sản xuất tủ gỗ, ghế gỗ, cửa gỗ,… Vì lớp phủ bề mặt nhẵn bóng có khả năng chống trầy xước và chống mối mọt hiệu quả. Gỗ MDF cũng giống gỗ MFC đều có nhiều mẫu mã và hoa văn khác nhau nhờ vào công nghệ in nhiệt. Chính vì vậy tính ứng dụng của cả hai là tương đồng nhau.

Gỗ MDF sử dụng bột dăm gỗ tự nhiên và phủ keo công nghiệp giúp chống trầy xước
Gỗ MDF sử dụng bột dăm gỗ tự nhiên và phủ keo công nghiệp giúp chống trầy xước

Phân biệt gỗ MFC và MDF

Giống nhau 

  • Có màu sắc và hoạ tiết vân gỗ chân thực.
  • Cùng được cấu tạo từ 3 loại cốt gỗ gồm: Ván gỗ thường, ván gỗ chống ẩm và ván gỗ chống cháy.
  • Được sử dụng trong thiết kế nội thất với giá thành rẻ và tính thẩm mỹ.
  • Cả gỗ MFC và MDF đều có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt, chịu lực và chống cong vênh, mối mọt hiệu quả.

Khác nhau

  • Độ dày: Gỗ MDF có độ dày từ 5,5 – 17mm và gỗ MFC từ 18 – 25mm.
  • Cấu tạo: Gỗ MFC có thành phần từ bạch đàn, cây keo được băm nhỏ. Gỗ MDF gồm vụn gỗ, vỏ bào, các nhánh cây, dăm gỗ nghiền nát thành bột kết dính lại với nhau.
  • Giá thành: Giá gỗ MFC thấp hơn gỗ MDF.
Dễ dàng phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF qua đặc điểm và hình dáng
Dễ dàng phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF qua đặc điểm và hình dáng

So sánh gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn?

Để biết được gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn thì chúng ta hãy cùng so sánh dựa trên các yếu tố sau đây nhé:

So sánh về giá

Gỗ MFC và MDF cái nào đắt hơn? Đây là câu hỏi của nhiều người. Câu trả lời chính là giá gỗ MDF đắt hơn MFC mặc dù sự chênh lệch này không đáng kể. Cụ thể, hiện nay gỗ MDF được bán với giá 550.000 – 950.000 đồng/m2. Trong khi đó, giá bán gỗ MFC nằm trong khoảng 500.000 – 900.000 đồng/m2. Do đó, so với gỗ MFC, sản phẩm gỗ MDF có giá thành cao hơn khoảng 50.000 đồng/m2. Có sự chênh lệch giá này chủ yếu là bởi MDF sử dụng các bột dăm gỗ tự nhiên nên có giá thành nhỉnh hơn so với MFC.

So sánh về độ bền

Gỗ MDF và MFC có độ bền tốt, khả năng chống mối mọt hiệu quả và có chất gỗ cứng nên không bị cong vênh khi sử dụng. Gỗ MFC nhẹ hơn gỗ MDF nên được ưa chuộng để sản xuất đồ nội thất.

Gỗ MFC nhẹ hơn so với gỗ MDF nên được yêu thích làm đồ nội thất 
Gỗ MFC nhẹ hơn so với gỗ MDF nên được yêu thích làm đồ nội thất

So sánh khả năng chịu lực

Về độ chịu lực cả gỗ MDF và MFC ở mức tương đối. Gỗ MDF chịu lực kém hơn gỗ MFC.

So sánh khả năng chống ẩm

Gỗ MDF có khả năng chống ẩm tốt hơn gỗ MFC. Gỗ MFC chỉ có bề mặt dán melamine, còn gỗ MDF bạn có thể dán với nhiều chất liệu khác nhau.

So sánh tính thẩm mỹ

Gỗ MFC có màu sắc đẹp và phong phú về màu giả đá, đường vân gỗ. Còn gỗ MDF có bảng màu đa dạng và đặc biệt là gỗ MDF Veneer có màu giống gần như gỗ tự nhiên.

Gỗ MDF có khả năng chống ẩm tốt hơn so với gỗ MFC
Gỗ MDF có khả năng chống ẩm tốt hơn so với gỗ MFC

Cấu tạo gỗ MFC và MDF

Wood type Gỗ ván dăm MFC Gỗ ván MDF
Cấu tạo các lớp Gồm: Giấy trang trí nhúng keo Melamine và cốt ván dăm. Gồm bột hoặc sợi gỗ + chất kết dính + các thành phần khác.
Nguyên liệu sản xuất Được sản xuất từ các loại cây gỗ như: Bạch đàn, cao su, keo… Gỗ được băm nhỏ, sấy khô và trộn đều với chất kết dính. Ép gỗ dưới nhiệt độ và áp suất cao. Sản xuất từ nhánh cây, vụn gỗ, vỏ bào, dăm gỗ, mùn cưa… nghiền nát để tạo thành các sợi gỗ kết dính với nhau bằng keo và nhiệt.

Quy trình sản xuất gỗ MFC và MDF

Quy trình sản xuất gỗ MFC và MDF gồm nhiều bước khác nhau, riêng với gỗ MDF sẽ quy trình khô và ướt. Cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu cụ thể quy trình dưới đây:

Gỗ ván dăm MFC Gỗ ván MDF
Bước 1: Sử dụng máy để băm nhỏ phần thân gỗ thành dăm nhỏ

Bước 2: Sấy dăm gỗ

Bước 3: Sàng lọc và phân loại dăm

Bước 4: Trộn dăm gỗ với các chất kết dính

Bước 5: Tạo hình dăm dựa theo mật độ gỗ và thông số độ dày

Bước 6: Tiến hành ép bột khi tạo hình

Bước 7: Cắt dăm theo độ dài tiêu chuẩn

Bước 8: Ép dăm dưới nhiệt độ và áp suất lớn

Bước 9: Xén cạnh và loại bỏ lỗi

Bước 10: Mài bề mặt gỗ

Bước 11: Kiểm tra chất lượng và hoàn thành

Quy trình khô 

Bước 1: Nghiền bột gỗ và trộn đều với các loại chất phụ gia + keo thành bột sợi

Bước 2: Rải bột sợi và cảo thành 2 – 3 tầng tùy theo từng kích thước

Bước 3: Chuyển các tầng bột sợi qua máy ép và ép trong 2 lần (ép sơ và ép chặt)

Bước 4: Cắt ván, sau đó chia thành từng khổ có kích thước khác nhau.

Bước 5: Xử lý nguội và tiến hành chà nhám, phân loại, đóng gói.

Quy trình ướt

Bước 1: Sau khi nghiền bột gỗ xong phun nước làm ướt.

Bước 2: Vảy gỗ lên mâm và ép sơ.

Bước 3: Cán hơi nhiệt ván sơ và nén chặt lại.

Bước 4: Cắt ván và bo viên, rồi cắt thành từng khổ khác nhau.

Bước 5: Xử lý nguội, tiến hành chà nhám và phân loại, đóng gói là hoàn thiện.

So sánh ưu nhược điểm gỗ MFC và MDF

Do cùng là gỗ công nghiệp và có quy trình sản xuất khá giống nhau. Nên nhiều bạn khi chọn nội thất thường thắc mắc gỗ MDF và MFC loại nào tốt hơn? Để có được câu trả lời, mời các bạn tham khảo bảng so sánh gỗ MFC và MDF dưới đây:

Wood type Gỗ ván dăm MFC Gỗ ván MDF
Advantage – Độ bền cao và cứng

– Bề mặt phủ Melamine có khả năng chống thấm và chống trầy xước tốt

– Bề mặt trơn chống thấm và dễ dàng vệ sinh

– Khả năng chống cong vênh tốt

– Giá thành rẻ

– Cách nhiệt và cách âm tốt

– Dễ dàng gia công

– Bảng màu đa dạng

– Dễ tạo hình

– Khả năng bám tốt

– Bề mặt phẳng và nhẵn

– Không bị cong vênh, mục ruỗng hay nứt nẻ

– Giá thành trung bình (cao hơn gỗ MFC và thấp hơn gỗ tự nhiên)

– Khả năng cách nhiệt và cách âm tốt

– Gia công nhanh

Disadvantages – Khả năng cách âm chưa tốt

– Dễ bị mẻ cạnh khi gia công

– Có thể phát ra chất thải khi sử dụng do trộn với chất kết dính khi gia công

– Khả năng chịu lực chưa tốt

– Trong quá trình sử dụng có thể phát ra chất thải

Gỗ MFC và MDF nên chọn loại nào?

Như vậy, sau khi xem qua các phần so sánh gỗ MFC và MDF ở trên hẳn bạn cũng thấy mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Do đó, tuỳ vào trường hợp và mục đích sử dụng mà bạn sẽ chọn loại gỗ phù hợp. Cụ thể

  • Nên chọn gỗ MDF khi sử dụng các đồ nội thất thường xuyên tiếp xúc với nước. Bởi gỗ MDF có khả năng chống ẩm tốt và được dán bề mặt Laminate, Acrylic, Melamine Veneer sử dụng sẽ bền bỉ hơn.
  • Nên chọn gỗ MFC khi bạn lựa chọn các món nội thất phòng ngủ hoặc phòng khách bởi gỗ MFC có màu sắc đẹp, bề mặt phẳng mịn cùng khả năng chống ẩm, cách âm tốt.

Trên đây là những thông tin từ Interior Highlights về hai loại gỗ công nghiệp phổ biến là MFC và MDF. Hy vọng các bạn sẽ có được câu trả lời cho thắc mắc gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn. Qua đó, sẽ chọn được vật liệu gỗ phù hợp với ngôi nhà và ngân sách của mình.

Ngoài ra, nếu bạn cần tìm Furniture factory gỗ công nghiệp uy tín thì liên hệ ngay 1800 9398 để được tư vấn nhé! Với diện tích gần 2000m2 cùng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo mang đến các sản phẩm chất lượng nhất với giá cạnh tranh.



158

Helpful article?
5/5 - (4 votes)
Interior Highlights
Interior Highlights

https://noithatdiemnhan.vn - Leading interior design and construction specialist in Vietnam. Interior and exterior architecture in Hanoi, HCM and provinces nationwide.


1800 9398 phone Contact consultant Contact consultant chat-fb
phone 1800 9398 phone CONTACT FOR CONSULTATION

Interior design prices at Diem Nhan Interior

Note: the following costs are for reference only.

Service: Interior design services

Type of project:

Acreage: 15

Design style: 15

Interior design prices at Diem Nhan Interior

Note: the following costs are for reference only.

Service: Interior design services

Type of project:

Acreage: 15

Design style: 15