- Default
- Bigger
Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng dần trở thành xu hướng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Mô hình này không chỉ giúp tối ưu không gian mà còn mang lại sự tiện lợi khi sinh hoạt và làm việc trong cùng một khu vực. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng và sự riêng tư, cần có những giải pháp thiết kế hợp lý. Vậy hãy cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu những điều cần lưu ý khi thiết kế và các mẫu nhà ở kết hợp văn phòng đẹp, hiện đại và tiện nghi.
Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng là gì?
Nhà ở kết hợp văn phòng (hay Office-tel) là mô hình tích hợp không gian sống và không gian làm việc. Vậy thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng là quy trình tạo nên sự cân bằng giữa 2 không gian này, đảm bảo sự hài hòa và cả các yếu tố khác như: thẩm mỹ, tiện nghi, công năng.

Tùy vào kiến trúc bất động sản mà văn phòng kết hợp nhà ở được thiết kế với nhiều loại hình khác nhau như: tòa nhà riêng biệt với các tầng dành cho văn phòng và nhà ở, hoặc một không gian tích hợp văn phòng với nhà ở trong căn hộ – biệt thự.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ – vừa, các nhóm làm việc theo dự án, freelance và doanh nhân. Nhà ở kết hợp văn phòng là giải pháp tối ưu, vừa tiết kiệm chi phí vận hành vừa đảm bảo có không gian làm việc đầy đủ tiện nghi.
Đặc điểm của thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng làm việc
Mô hình nhà ở kết hợp với văn phòng dần phổ biến, trở thành xu hướng hiện nay, đặc biệt là tại các đô thị – thành phố lớn với các đặc điểm thiết kế sau đây:

- Toàn bộ không gian có diện tích lớn, được phân chia với các chức năng riêng biệt hoặc nhiều tầng.
- Không gian sinh sống và làm việc được phân chia rõ ràng, bố trí tách biệt để đảm bảo sự thoải mái trong sinh hoạt và công việc hằng ngày.
- Thường được đặt ở những vị trí có giao thông thuận lợi, gần các tuyến đường chính hoặc tại các trung tâm thành phố.
- Được thiết kế linh hoạt để dễ dàng điều chỉnh bố cục, chuyển đổi nhu cầu từ làm việc thành nghỉ ngơi và giải trí.
- Hệ thống cách âm được chú trọng nhằm đảm bảo yên tĩnh cho không gian làm việc và không ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi.
Lợi ích khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
Trong bối cảnh nhu cầu làm việc từ xa và linh hoạt dần trở nên phổ biến, nhà ở kết hợp văn phòng là lựa chọn tối ưu dành cho nhân sự và cả doanh nghiệp. Bởi mô hình này mang đến nhiều lợi ích thiết thực như sau:

- Tiết kiệm chi phí: Thay vì chi trả cho việc xây dựng hoặc thuê văn phòng riêng bên ngoài. Việc tận dụng diện tích nhà ở để làm văn phòng giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả nhưng vẫn có môi trường làm việc chuyên nghiệp.
- High flexibility: Nhà ở kết hợp văn phòng linh hoạt thay đổi chức năng khu vực giữ làm việc và nghỉ ngơi theo nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, cũng dễ dàng tái cấu trúc khi doanh nghiệp mở rộng quy mô.
- Tăng hiệu suất làm việc: Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng giúp cá nhân hóa không gian làm việc theo sở thích, tiện nghi tạo sự thoải mái. Đồng thời cũng tiết kiệm thời gian di chuyển, từ đó tối ưu thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp nâng cao hiệu suất làm việc.
- Tối ưu diện tích sử dụng: Bố trí nội thất thông minh, khoa học giúp bạn tận dụng được tối đa diện tích nhà ở để làm văn phòng vẫn đảm bảo công năng, tính tiện nghi mà không cần thuê thêm không gian bên ngoài.
- Cân bằng giữa công việc – cuộc sống: Sống và làm việc trong cùng một không gian giúp bạn linh hoạt sắp xếp thời gian cho công việc và cuộc sống cá nhân, chăm sóc gia đình.

Xu hướng thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng trong năm 2025 là gì?
Hiện nay, nhà ở kết hợp văn phòng được xây dựng với nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Tuy vậy, trong năm 2025 nổi bật nhất là những xu hướng thiết kế sau đây:
Kết hợp không gian làm việc xanh, thân thiện với môi trường
Thiết kế không gian làm việc xanh dần trở thành xu hướng được yêu thích hiện nay, trong bối cảnh hướng đến việc bảo vệ môi trường. Vật liệu thân thiện với môi trường như: gỗ tái chế, tre, mây, nứa,… được sử dụng chủ đạo tạo nên không gian làm việc và sinh gần gũi, thư giãn và thoải mái.
Không chỉ vậy, việc bố trí thêm cây xanh còn giúp giảm thiểu căng thẳng giúp nâng cao hiệu suất công việc. Kết hợp với việc tận dụng ánh sáng cùng hệ thống thông gió tự nhiên, vừa tiết kiệm điện năng vừa tạo không gian thoáng đãng.

Đừng bỏ qua mẫu thiết kế văn phòng xanh theo xu hướng hiện nay, vừa thân thiện với môi trường vừa mang đến không gian làm việc thoáng đãng, tràn đầy năng lượng và sáng tạo
Sử dụng công nghệ thông minh trong văn phòng tại nhà
Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng ứng dụng công nghệ thông minh dần trở nên phổ biến, bởi ưu điểm mang đến không gian tiện nghi và tiện lợi. Hệ thống đèn và điều hòa tự động giúp điều chỉnh mức độ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp trong không gian làm việc và sinh hoạt.
Ngoài ra, việc kết hợp các trợ lý ảo giúp điều khiển thiết bị từ xa giúp nâng cao sự tiện lợi khi làm việc. Ngoài ra, việc ứng dụng hệ thống an ninh hiện đại với camera giám sát và khóa cửa bằng vân tay cũng vô cùng quan trọng để kiểm soát ra vào, đảm bảo tính bảo mật và an toàn.

Ưu tiên thiết kế không gian mở kết hợp thiên nhiên
Không gian mở giúp tạo cảm giác rộng rãi, kết hợp với thiên nhiên càng nâng cao sự thoáng đãng và thoải mái. Vì vậy, thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng mở gần gũi với thiên nhiên dần trở thành xu hướng. Thông thường, các yếu tố tự nhiên như: ánh sáng, gió trời, cây cối được tận dụng thông qua thiết kế cửa sổ lớn, chất liệu kính hoặc giếng trời.
Không gian sinh hoạt và làm việc gần gũi với thiên nhiên có bầu không khí trong lành, giúp bạn cảm giác thư giãn và sáng tạo hơn. Hơn thế, không gian mở còn nâng cao sự linh hoạt đồng thời cũng thúc đẩy việc kết nối giữa nhân sự.

Bài viết liên quan: 50+ mẫu thiết kế văn phòng mở đẹp, hiện đại theo xu hướng 2025
Những lưu ý cần nắm khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
Thiết kế nhà ở và văn phòng chung một không gian đòi hỏi đáp ứng nhiều tiêu chí để đảm bảo công năng làm việc mà còn phải phù hợp với không gian sống. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm:
Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp
Phong cách thiết kế ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả cảm giác làm việc, vì vậy cần dựa vào sở thích và đặc thù ngành nghề để đưa ra lựa chọn phù hợp. Một vài phong cách thiết kế văn phòng kết hợp nhà ở phổ biến nên tham khảo như: hiện đại, tối giản, công nghiệp, Scandinavian,… Việc lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp giúp tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp ngay tại nhà, đồng thời vẫn đảm bảo sự hài hòa với không gian sống.

Bố trí không gian hợp lý
Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng cần chú ý đến việc bố trí không gian hợp lý về cả các khu vực chức năng đến vị trí đặt nội thất và đồ trang trí. Cụ thể:
- Phân tách rõ ràng giữa không gian làm việc và không gian sinh hoạt để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
- Vị trí phòng làm việc nên gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm điện năng và tạo cảm giác thư giãn.
- Tránh bố trí văn phòng tại khu vực ồn ào như gần phòng khách, phòng bếp để không bị gián đoạn khi làm việc.
- Sử dụng vách ngăn hoặc rèm che nếu không gian nhỏ, giúp tạo ranh giới rõ ràng giữa khu vực làm việc và sinh hoạt cá nhân.

Lựa chọn nội thất đa năng
Dù không gian có diện tích nhỏ hoặc lớn, việc sử dụng nội thất đa năng luôn cần được ưu tiên. Đây là giải pháp tiết kiệm diện tích tối ưu khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng, ngoài ra còn giúp nâng cao tính tiện nghi và sự thuận lợi. Một vài gợi ý nội thất thông minh bạn nên tham khảo như:
- Bàn làm việc kết hợp tủ lưu trữ giúp tiết kiệm không gian và tối ưu công năng sử dụng.
- Ghế gấp hoặc ghế xoay có thể di chuyển linh hoạt, phù hợp với đa dạng không gian làm việc.
- Tủ âm tường hoặc kệ treo tường để lưu trữ tài liệu, giúp không gian gọn gàng hơn.

Lựa chọn màu sắc hài hòa
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, màu sắc có ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu suất làm việc. Vì vậy, khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng cần lựa chọn màu sắc hài hòa, phù hợp cho cả không gian làm việc và sinh hoạt.
Nên ưu tiên lựa chọn tone màu trung tính hoặc pastel nhẹ nhàng để tạo cảm giác không gian rộng rãi, thoáng mát và dễ chịu. Nếu muốn không gian thêm phần chuyên nghiệp nhưng vẫn thân thiện, gần gũi thì tone màu nâu sẽ là lựa chọn tối ưu. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp màu sắc với ánh sáng tự nhiên để tạo sự hài hòa cho không gian.

Tìm hiểu thêm cách chọn lựa màu sắc trong thiết kế văn phòng để tạo không gian làm việc hài hòa và thư giãn
Đảm bảo trang bị tiện ích đầy đủ và biện pháp an toàn hiệu quả
Thiết kế không gian sinh hoạt kết hợp làm việc cần đảm bảo trang bị đầy đủ các tiện ích để đảm bảo thuận lợi trong quá trình sinh hoạt hằng ngày và làm việc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:
- Hệ thống điện, ổ cắm cần được bố trí hợp lý để dễ dàng kết nối thiết bị làm việc.
- Trang bị internet tốc độ cao để đảm bảo công việc không bị gián đoạn.
- Ghế ngồi và bàn làm việc thiết kế công thái học để đảm bảo sức khỏe, thoải mái cho nhân sự.
- Hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp để tránh gây mỏi mắt khi làm việc trong thời gian dài.
- Trang bị công nghệ kiểm soát ra vào hiện đại để đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho nhân sự.
- Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt với những văn phòng có nhiều thiết bị điện.

Tổng hợp mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng hiện đại, tiện nghi
Để giúp các chủ đầu tư có được không gian làm việc chuyên nghiệp, vừa đảm bảo sự tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây, Nội Thất Điểm Nhấn sẽ gợi ý những mẫu thiết kế văn phòng kết hợp nhà ở đẹp, hiện đại và tiện nghi.
Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
Nhà ở kết hợp văn phòng cần phân chia không gian hợp lý để đảm bảo tính riêng tư giữa khu vực sinh hoạt và làm việc. Khu vực văn phòng thường sẽ được bố trí 1 phần diện tích của ngôi nhà hoặc ở tầng trệt, giúp tách biệt với không gian cá nhân. Không gian mở, nội thất đa năng và cây xanh được sử dụng để tạo không gian thoáng đãi, đặc biệt là những ngôi nhà có diện tích nhỏ.


Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng 2 – 3 tầng đơn giản
Mẫu nhà 2 – 3 tầng kết hợp văn phòng là lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân làm việc tại nhà. Phong cách hiện đại, tối giản thường được lựa chọn để tạo cảm giác chuyên nghiệp, thoải mái và tiện nghi. Để đảm bảo sự riêng tư, không gian ở và làm việc được tách biệt đặt ở những tầng lầu khác nhau.


Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng 4 – 5 tầng, có tầng hầm để xe
Những ngôi nhà có diện tích sử dụng lớn hơn từ 4-5 tầng thường dành cho doanh nghiệp nhiều nhân sự hoặc kinh doanh chuyên nghiệp. Một trong những yếu tố quan trọng cần chú ý là khu vực tầng hầm để xe, thuận tiện cho nhân viên và cả đối tác. Bên trong, văn phòng làm việc thường được bố trí ở các tầng thấp bên dưới, các tầng trên được sử dụng làm khu vực sinh hoạt gia đình.


>>> Tham khảo thêm: Mẫu thiết kế tòa nhà văn phòng 7 tầng hiện đại, sang trọng
Mẫu thiết kế nhà ở chung cư kết hợp văn phòng làm việc
Với những căn hộ chung cư, việc kết hợp không sống và làm việc đòi hỏi sự khéo léo để đảm bảo hiệu suất làm việc mà không ảnh hưởng đến sự riêng tư. Thông thường, mô hình này chỉ phù hợp với freelancer, kinh doanh cá nhân với việc tận dụng phòng trống để làm văn phòng. Tuy vậy, vẫn cần đảm bảo thiết kế đầy đủ tiện nghi tạo nên không gian làm việc thoải mái, chuyên nghiệp tại nhà.


Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê
Mô hình nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê đang trở thành xu hướng đầu tư tiềm năng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Những ngôi nhà này thường được thiết kế theo mô hình tòa nhà văn phòng thu nhỏ, trong đó các tầng được chia thành các văn phòng nhỏ cho thuê. Đối với mô hình này, cần đảm bảo đầy đủ các tiện ích như hệ thống thang máy, bãi đậu xe, camera an ninh và internet tốc độ cao,…


Thiết kế nhà ở tích hợp văn phòng kinh doanh
Đối với những gia đình muốn kinh doanh tại nhà, việc thiết kế không gian cần đảm bảo sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống. Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng kinh doanh phổ biến nhất là bố trí tầng trệt làm khu vực kinh doanh, trong khi các tầng trên là không gian sinh hoạt của gia đình. Quan trọng trong thiết kế mô hình này là tập trung vào tính thẩm mỹ ngoại thất để thu hút khách hàng và đảm bảo tách biệt giữa khu vực kinh doanh với không gian cá nhân.


Nội Thất Điểm Nhấn – Đơn vị thiết kế văn phòng uy tín, chuyên nghiệp
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng uy tín, Nội Thất Điểm Nhấn là lựa chọn đáng tin cậy. Với nhiều năm kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thiết kế nội thất, Nội Thất Điểm Nhấn cam kết mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho không gian làm việc tại nhà của bạn.
- Sở hữu đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn lắng nghe nhu cầu của khách hàng kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp tối ưu.
- Đảm bảo không gian làm việc tại nhà hiện đại, tiện nghi, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về công năng và xu hướng làm việc linh hoạt hiện nay.
- Dịch vụ thiết kế – thi công nhà ở kết hợp văn phòng trọn gói. Từ tư vấn, thiết kế đến thi công hoàn thiện nội thất, giúp tiết kiệm thời gian – chi phí.
- Cam kết sử dụng vật liệu chất lượng, cao cấp, bền đẹp nhằm đảm bảo tuổi thọ của công trình.
- Đề cao quyền lợi của khách hàng với chính sách bảo hành dài hạn, rõ ràng và minh bạch.

Hãy để Interior Highlights giúp bạn biến ý tưởng về một văn phòng tại nhà hoàn hảo thành hiện thực! Liên hệ ngay đến hotline 1800 9398 để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng hoàn toàn MIỄN PHÍ!
Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng là giải pháp hiệu quả cho những ai muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Thiết kế hợp lý sẽ giúp không gian hài hòa, đảm bảo sự thoải mái khi sinh hoạt và hiệu suất khi làm việc. Nếu bạn đang có ý định xây dựng mô hình này, hãy tham khảo những mẫu nhà ở kết hợp văn phòng Nội Thất Điểm Nhấn chia sẻ trong bài viết trên để tạo nên không gian đa năng, tiện nghi và hiện đại!
Articles on the same topic
- E-office là gì? so sánh văn phòng điện tử E-office và văn phòng truyền thống
- 20+ quầy lễ tân văn phòng đẹp, giá rẻ mới nhất 2025 tại TPHCM
- [Xu hướng 2025] Thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp (Industrial)
- TOP 14 loại vật liệu trong thiết kế văn phòng bền, phổ biến hiện nay
- Principles of color selection in office design
- More than 100 detailed, beautiful and modern office drawings
- What is a Fit-out? How long does it take to complete an office Fit-out process?
- 30+ modern and luxurious transparent office designs
- Văn phòng truyền thống là gì? So sánh các loại văn phòng khác
- Xu hướng văn phòng Hybrid: Khái niệm, ưu nhược điểm và lợi ích