- Default
- Bigger
Hiện nay, bạn dễ dàng bắt gặp các tòa nhà chọc trời có kiến trúc hiện đại và tiện nghi. Tuy nhiên, điều này lại khiến người ta có mong muốn tìm về những nơi bình yên, thư giãn có kiến trúc ấm áp và gần gũi hơn với thiên nhiên. Đây cũng là lý do vì sao phong cách nội thất Nhật Bản nhanh chóng trở thành xu hướng xây dựng nhà ở hiện nay. Vậy phong cách kiến trúc này là gì? Có những điểm đặc trưng gì? Hãy cùng Interior Highlights tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Lịch sử ra đời và phát triển của kiến trúc Nhật Bản
Lịch sử kiến trúc Nhật Bản có thể được chia thành ba giai đoạn chính:
Phong cách kiến trúc Nhật Bản đã có lịch sử hình thành lâu đời, mang giá trị nghệ thuật riêng biệt và độc đáo khi ứng dụng các chất liệu tự nhiên. Mặc dù chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ kiến trúc cổ đại Trung Quốc do chiến tranh. Tuy vậy với sự chắc lọc và kết hợp các tinh túy của nước nhà, kiến trúc Nhật Bản nhanh chóng gây ấn tượng mạnh mẽ bưởi sự độc đáo và mới lạ.
Thời kỳ đầu – vào năm thứ 7 TCN, những ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản được xây dựng đơn giản sàn đất và đá. Đến khoảng 600 năm sau, kiến trúc Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hàn Quốc, bắt đầu xuất hiện các ngôi nhà được làm từ gỗ và đá. Nổi bật trong thời kỳ này là những ngôi nhà hoặc đền thờ được làm từ gỗ với sân vườn nhỏ bao quanh và kéo dài đến thế kỷ thứ IX – thời kỳ Heian.
Mãi cho đến thời đại Kamakura và Muromachi, phong cách nội thất Nhật Bản mới có sự thay đổi trở nên giản lược hơn. Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Samurai trong thời kỳ này, các ngôi nhà truyền thống tại Nhật Bản được xây dựng nổi bật với mái che gỗ và văn hóa uống trà đạo với bàn trà bằng gỗ.
Sau thế chiến thứ II đến nay, kiến trúc Nhật Bản chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi các kiến trúc phương Tây. Do đó, các công trình được xây dựng bằng bê tông và kim loại được ra đời, tiêu biểu là Tòa nhà Chính phủ tại thành phố Tokyo.
Đặc trưng trong phong cách nội thất Nhật Bản
Với những ai yêu thích phong cách, văn hóa xứ sở hoa anh đào và muốn xây dựng nhà ở hoặc công trình kinh doanh theo kiến trúc đất nước này. Bạn cần đặt biệt chú ý đến những yếu tố sau để thể hiện rõ đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản:
Sử dụng nội thất được làm từ chất liệu thiên nhiên
Trong điện ảnh, các ngôi nhà tại Nhật Bản luôn thể hiện một cách rất rõ ràng việc sử dụng nội thất được làm từ chất liệu thiên nhiên, đặc biệt là từ gỗ, mây, tre, trúc hoặc nứa. Từ sàn nhà, tường nhà, trần nhà đến bàn ghế và tủ đồ,… người Nhật đều ưu tiên sử dụng những chất liệu tự nhiên.
Việc sử dụng chất liệu thiên nhiên trong nội thất trong kiến trúc Nhật thể hiện sự tinh tế trong chính văn hóa của họ. Đồng thời ở đất nước không quá nhiều tài nguyên thiên phong phú như Nhật Bản, việc sử dụng nội thất từ chất liệu gỗ sẽ giúp họ cảm thấy gần gũi với thiên nhiên.
Chưa kể, Nhật Bản là một trong những đất nước có áp lực công việc cao. Thế nên, một không gian sống gần gũi với thiên nhiên tạo cảm giác ấm áp, bình yên và thư giãn là ưu tiên được đặt lên hàng đầu để giảm bớt căng thẳng.
Lấy tone màu sáng, trung tính làm chủ đạo
Trong phong cách nội thất Nhật Bản, sự tinh tế và đơn giản luôn được đề cao. Vì vậy, tone màu chủ đạo luôn là các gam màu và trung tính, trong đó được ưa chuộng là màu: trắng ngà, be, kem, nâu vàng nhạt, xám nhạt,…
Màu sắc này không chỉ đem đến cảm giác ấm cúng, yên bình mà còn giúp không gian của ngôi nhà trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Chưa kể, tone màu sáng và trung tính còn giúp nội thất và đồ trang trí làm từ gỗ, tre, nứa,… theo phong cách Nhật Bản trở nên nổi bật hơn.
Tối ưu không gian
Một trong những đặc điểm thường thấy trong phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản là những khoảng trống trong ngôi nhà. Nguyên nhân bởi giá đất và nhà ở tại xứ sở hoa anh đào là vô cùng đắt đỏ, đặc biệt là tại các thành phố lớn nên nhà cửa thường có diện tích nhỏ.
Thế nên để tránh không gian trong ngôi nhà bị bí bách và ngột ngạt, người Nhật Bản thường sử dụng nội thất gọn gàng, tiện lợi và nhiều công năng và sắp xếp thuận tiện có chủ đích để tối ưu không gian. Điều này giúp bạn tạo được khoảng trống nhỏ trong ngôi nhà để khiến không gian trở nên thoáng đãng, thoải mái hơn.
Chú trọng sự riêng tư
Nhắc đến phong cách nội thất Nhật Bản, bạn phải luôn ghi nhớ việc đề cao sự riêng tư nên phòng ốc trong ngôi nhà đều được xây dựng theo kiểu khép kín. Tuy nhiên, ở những nơi cần ứng dụng không gian mở như phòng khách hoặc phòng bếp, người Nhật thường ưu tiên xây dựng kế cửa sổ hoặc bức tường được làm hoàn toàn từ kính để tạo cảm giác thoáng đãng, không bị gò bó nhưng vẫn đảm bảo riêng tư.
Nội thất đơn giản, tinh tế và trọng công năng
Trải qua lịch sử hình thành lâu đời nhưng từ trước đến nay trong kiến trúc nội thất Nhật Bản đều chú trọng sự đơn giản và tinh tế. Đây cũng chính là lối sống và văn hóa của người Nhật nên luôn được thể hiện rõ trong mọi lĩnh vực ở đất nước phù tang này. Do đó, việc sử dụng nội thất có thiết kế đơn giản, tinh xảo là điểm đặc trưng trong phong cách kiến trúc Nhật Bản.
Ngoài ra, trong phong cách nội thất Nhật Bản còn ưu tiên công năng và tính tiện nghi. Vì vậy, đồ nồi thật trong ngôi nhà Nhật Bản như: bàn ghế, tủ đồ,… thường được thiết kế thông minh để có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau.
Đồ nội thất thường thấy trong nhà Nhật Bản
Để thiết kế nhà ở, công trình mang đậm phong cách kiến trúc xứ xở hoa anh đào bận cần đảm bảo trong nhà có đầy đủ các đồ nội thất đặc trưng của văn hóa Nhật Bản như sau:
Cửa trượt Shoji
Cửa trượt Shoji là một trong những điểm đặc trưng, luôn luôn xuất hiện trong các ngôi nhà tại Nhật Bản. Đây là loại cửa trượt được làm hoàn toàn bằng gỗ và giấy dán mờ mịn. Cửa trượt Shoji còn có đặc điểm chiều cao bằng với trần nhà nên tạo cảm giác thoáng đãng cho căn phòng.
Tuy nhiên, để cải thiện khuyết điểm giấy dán mờ trên cửa trượt Shoji rất dễ bị rách do không có độ bền cao. Hiện nay, người Nhật đã lựa chọn lắp kính cho cửa trượt, không chỉ nâng cao độ bền mà còn tận dụng được nguồn sáng tự nhiên tốt hơn.
Chiếu Tatami
Chiếu Tatami là yếu tố không thể thiếu trong phong cách nội thất Nhật Bản. Đây là loại chiếu truyền thống của Nhật Bản được làm từ các sợi rơm khô đan ép chặt vào nhau để lót sàn nhà.
Do được làm từ chất liệu tự nhiên nên chiếu Tatami mang đến cảm giác đơn giản, tinh tế và ấm áp của phong cách thiết kế Nhật Bản. Chưa kể, với khả năng trao đổi khí và độ ẩm tốt, chiếu Tatami giúp bạn có cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông khi ngồi lên.
Bàn trà đạo
Trà đạo là một trong những văn hóa đặc trưng và cực kỳ nổi bật của người Nhật Bản. Vì vậy, để thể hiện rõ nét nhất phong cách nội thất xứ sở Phù Tang bạn nên có một khu vực bố trí dành riêng cho việc thưởng trà. Đặc biệt, sử dụng đồ nội thất chuẩn văn hóa trà đạo như: bàn trà đạo, vách ngăn, bộ ấm chén trà, dụng cụ pha trà,….
Bồn tắm
Tắm bồn là một trong những văn hóa lâu đời của người Nhật Bản. Khác hẳn với văn hóa của những nước khác, ngâm bồn đối với người Nhật là cách để họ thư giãn, giải tỏa căng thẳng chứ không chỉ để vệ sinh hay tắm gội như thông thường. Thế nên bồn tắm gần như là đồ nội thất không thể thiết trong phòng tắm của bất kỳ gia đình xứ sở hoa anh đào nào.
Tiền sảnh Genka
Ngay khi bước vào cửa chính của những ngôi nhà theo phong cách nội thất Nhật Bản, bạn sẽ thấy ngay khu vực tiền sảnh Genka. Thông thường, khu vực này sẽ thấp hơn sàn nhà và có diện tích khá khiêm tốn nhưng lại được xem là không gian “huyền bí”, đồng nghĩa với việc bước vào thế giới linh thiêng, bỏ qua sự ồn ào của thế giới bên ngoài.
Tiền sảnh Genka đóng vai trò quan trọng trong việc để lại ấn tượng tốt khi khách đến chơi. Do đó bạn cần chú trọng trong việc sử dụng đồ nội thất ở khu vực này, thông thường gia chủ sẽ trang trí: kệ hoặc tủ giày dép, tranh treo tường, thanh treo đồ, lọ hoa, ghế đẩu nhỏ,…
Kết hợp xây dựng không gian xanh
Nếu bạn là một tín đồ văn hóa Nhật Bản, chắc hẳn bạn sẽ biết rằng nhà được xây dựng theo phong cách nội thất Nhật Bản luôn đặt yếu tố thông thoáng và gần gũi với thiên nhiên lên hàng đầu. Đây cũng là nguyên nhân vì sao công trình nhà ơt tại xứ sở hoa anh đào thường sử dụng chất liệu gỗ và xây dựng sân vườn với nhiều cây cối.
Tuy nhiên, với diện tích đất chật và đắt đỏ tại Nhật Bản hiện nay rất khó để xây dựng sân vườn nhỏ. Vì vậy, người Nhật thường lựa chọn xây dựng không gian sống xanh trong nhà với việc trưng bày những chậu cây nhỏ, đặc biệt là những chậu cây bonsai để tạo cảm giác thư giãn, thoáng mát và dễ chịu cho ngôi nhà.
Mẫu thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản đẹp nhất
Không gian phòng khách kiểu Nhật
Những yếu tố làm nên một phòng khách kiểu Nhật bao gồm:
- Những đường nét vuông vắn của lan can, cửa sổ, cửa lùa và bố cục của chính căn phòng.
- Cây xanh được bố trí khéo léo để tạo điểm nhấn và giúp không gian sống luôn tươi mát.
- Những món đồ nội thất kiểu dáng đơn giản nhưng được thiết kế tinh tế.
- Điểm nhấn tinh tế với chiếc bàn trà được bố trí hợp lý giữa phòng.
Không gian phòng bếp và phòng ăn kiểu Nhật
Những căn bếp phong cách Nhật bản thường có những đặc điểm như:
- Màu sắc chủ đạo lấy cảm hứng từ thiên nhiên.
- Những chất liệu nội thất gần gũi thiên nhiên như gỗ và đá.
Không gian phòng ngủ kiểu Nhật
Nội thất phòng ngủ được thiết kế theo kiểu Nhật có những đặc điểm sau:
- Giường ngủ có thiết kế đơn giản và kiểu dáng thấp.
- Nội thất kiểu đáng không cần kỳ được làm bằng những loại vật liệu gần gũi thiên nhiên.
Phong cách nội thất Nhật Bản là một lựa chọn tốt với khả năng mang lại cho gia đình không gian sống đơn giản nhưng tinh tế. Với những gợi ý từ bài viết, Nội Thất Điểm Nhấn hi vọng giúp bạn có thêm ý tưởng hoàn thiện không gian sống. Cần tư vấn từ chuyên gia, liên hệ 1800 9398 or leave your information!
Xem thêm nhiều phong cách thiết kế khác để có thêm ý tưởng hoàn thiện nhà ở: Phong cách nội thất wabi sabi
Articles on the same topic
- Tìm hiểu về phong cách nội thất Wabi Sabi từ A đến Z
- Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển là gì? Đặc trưng
- Thiết kế nội thất phong cách Ấn Độ – Sự độc đáo đến từ từng đường nét
- Learn about versatile Scandinavian interior design style
- Phong cách retro cổ điển phóng khoáng trong thiết kế nội thất
- Overview of vintage interior style
- 25+ Mẫu thiết kế nhà theo phong cách Trung Quốc đẹp nhất
- TOP 30 Các phong cách thiết kế nội thất xu hướng mới 2024
- 60+ Beautiful Korean style interior design models