- Default
- Bigger
Độ dốc mái ngói là đại lượng quan trọng ảnh hưởng đến sự cân đối, thẩm mỹ và an toàn của tổng thể công trình, và đây cũng là vấn đề được nhiều gia đình có ý định xây dựng nhà ở quan tâm hiện nay. Vậy độ dốc mái ngói là gì? Những tiêu chí cần nắm để tính được độ dốc của từng loại mái ngói là gì? Hãy cùng Interior Highlights tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Độ dóc mái ngói là gì?
Độ dốc mái ngói là đại lượng để đo góc nghiêng của hệ mái nhà so với mặt phẳng. Độ dốc mái ngói được biểu thị bằng tỷ lệ chiều cao của mái nhà và chiều rộng của mái, ngoài ra còn được tính bằng góc nghiêng của mái lấy đơn vị là độ.
Độ dốc mái ngói có ý nghĩa ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của mái nhà dưới tác động trực tiếp của yếu tố thời tiết như mưa, gió, nắng hay trận bão, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho tổng thể công trình nhà ở.
Ví dụ về độ dốc của mái ngói đồng tâm: Hệ mái này có độ dốc nghiêng về hai bên tạo thành chữ V úp, độ dốc của loại mái này thường dao động từ khoảng 25% đến 45% tương ứng với góc nghiêng từ 14 đến 24 độ. Với lợi thế về độ dốc, mái ngói đồng tâm được đánh giá cao về khả năng thoát nước nhanh chóng, chống thấm, ủ dột và tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Tuy nhiên để hoàn thiện loại mái này cần tốn nhiều vật liệu và có khả năng bị tốc (bay) ngói khi có mưa gió, bão lớn.
Tại sao cần tính toán độ dóc mái ngói
Độ dốc mái ngói không chỉ giúp công trình đảm bảo được sự an toàn, công năng sử dụng mà còn có tính thẩm mỹ cao, so với những kiểu mái khác thì mái ngói có độ dốc lớn hơn đáng kể. Dưới đây là 3 lý do giải thích vì sao cần đo lường, xác định độ dốc mái ngói trước khi thi công:
Đảm bảo tính thẩm mỹ công trình
Tùy thuộc vào loại vật liệu ngói, hình dạng và phong cách kiến trúc mà tỷ lệ độ dốc có ảnh hưởng nhất định. Mái ngói được thiết kế theo tỷ lệ chuẩn để đảm bảo sự hài hòa, cân đối, tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình. Đối với những mái ngói đặc trưng như mái Nhật, mái Thái…thì việc thiết kế tỷ lệ chuẩn sẽ thể hiện được đúng tinh thần và phong cách mà ngôi nhà hướng tới.
Kéo dài tuổi thọ công trình
Thiết kế mái ngói đúng tiêu chuẩn sẽ giúp tổng thể công trình trở nên kiên cố và vững chãi, hạn chế được tác động của yếu tố thiên nhiên, giúp ngôi nhà tăng thêm tuổi thọ lâu dài và hạn chế tình trạng bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Điều đó mang đến không gian sống thoải mái, an toàn cho gia đình và không lo lắng có rủi ro xảy ra với hệ mái trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.
Đảm bảo tính an toàn cho người ở
Khi thi công mái ngói theo đúng tiêu chuẩn sẽ giúp khả năng thoát nước khi có mưa lớn trở nên dễ dàng, tránh được tình trạng mái nhà ủ dột và đọng nước gây nên tình trạng ẩm thấp, bong tróc, thấm ngược nước vào nhà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả gia đình. Bên cạnh đó, hệ mái có độ dốc chuẩn sẽ hạn chế được bức xạ mặt trời, mang đến không gian sống thông thoáng cho gia đình.
Độ dóc mái ngói tối thiểu bao nhiêu hợp lý?
Độ dốc mái ngói tiêu chuẩn dao động từ 30 đến 40 độ là hợp lý nhất, tuy nhiên tùy thuộc vào kiểu mái mà có sự chênh lệch. Cụ thể như sau:
Độ dóc mái ngói Nhật
Độ dốc mái ngói nhật tiêu chuẩn là khoảng 25%, tương đương với 40 độ. Để xác định được được độ dốc của hệ mái này, ta sử dụng phương pháp tính theo tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài của mái, biểu thị ra số phần trăm hoặc đơn vị độ. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực, độ dốc của mái ngói nhật có thể có sự chênh lệch phụ thuộc vào vị trí địa lý, loại ngói và phong cách thiết kế; mặt khác còn dựa theo điều kiện khí hậu thời tiết, lượng mưa, diện tích và hình dáng của ngôi nhà.
Độ dốc mái ngói Thái
Độ dốc mái ngói thái bao nhiêu là hợp lý đang được nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Theo chuyên gia xây dựng, độ dốc mái ngói thái tiêu chuẩn là từ 25 độ trở lên. Đặc trưng của hệ mái này có độ dốc cao, khả năng thoát nước vào mùa mưa dễ dàng và không gian nhà ở thông thoáng vào mùa khô.
Tuy nhiên đối với mỗi công trình nhà ở sẽ có kích thước, kiểu dáng, vùng miền khí hậu khác nhau. Vì vậy, khi thiết kế độ dốc mái ngói thái nên cần có sự tư vấn từ chuyên gia trong ngành để mang đến ngôi nhà có sự hài hòa về tính thẩm mỹ và công năng sử dụng.
Độ dóc mái ngói âm dương
Độ dốc mái ngói âm dương khoảng từ 20 đến 25 độ. Hệ mái này có đặc điểm hình dạng lượn sóng được ghép nối với nhau bằng phương pháp chồng mí. Loại ngói này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều công trình bởi có khả năng chống thấm nước, thoát nước nhanh, đặc biệt khi mưa rơi sẽ tạo ra âm thanh khá “nịnh” tai. Khi thi công loại ngói âm dương cần đội thợ có trình độ chuyên môn cao, lành nghề, do đó chi phí thi công cũng sẽ cao hơn những loại ngói thông thường.
Mái ngói âm dương cần được thi công đúng tiêu chuẩn để đảm bảo sự an toàn cũng như tính thẩm mỹ cho không gian sống. Nếu độ dốc mái ngói quá thấp sẽ khiến khả năng thoát nước kém vào mùa mưa, gây hiện tượng tù đọng nước, rò rỉ vào nhà; nếu thi công độ dốc cao thì ngói sẽ dễ bị trơn trượt ra khỏi mái nhà, gãy ngói hoặc mất sự cân đối, hài hòa trong kiến trúc tổng thể.
Độ dóc mái ngói xi măng
Hiện nay, mái ngói xi măng có độ dốc tiêu chuẩn khoảng từ 45 – 75%, tương ứng với độ dốc từ 24 – 37 độ. Mái ngói xi măng được sử dụng phổ biến ở những vùng nông thôn và khu vực ngoại ô hiện nay bởi ưu điểm có tính thẩm mỹ cao, thoát nước tốt. Tuy nhiên, để xác định độ dốc của mái cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc trưng như kích thước, hình dạng và chất lượng ngói xi măng cũng như liên quan đến điều kiện khí hậu của từng vùng miền và kiến trúc hình khối ngôi nhà.
Độ dóc mái ngói ta, ngói dẹt
Những loại ngói ta, ngói dẹt hay ngói vảy cá đều có độ dốc mái ngói tối thiểu là 35 đến 60 độ. Những loại ngói này khá đặc biệt, hình dạng phức tạo nên cần có độ dốc cao để thể hiện tính thẩm mỹ, khả năng thoát nước tốt.
Cũng giống như những loại ngói khác, để đảm bảo sự an toàn thì độ dốc mái ngói ta, ngói dẹt cần phụ thuộc vào những tác động bên ngoài như thời tiết ở từng khu vực, vùng miền. Nếu sử dụng hệ mái này ở những khu vực thường xuyên xảy ra mưa, gió thì cần có độ dốc cao hơn để tránh tình trạng bị bay (tốc) ngói; ngược lại khu vực khí hậu ôn hòa, ít gió thì hệ mái dẹt có độ dốc thấp sẽ tiết kiệm chi phí vật liệu, cũng như mang đến không gian sống thông thoáng cho gia đình.
Cách tính độ dốc mái ngói
Bên cạnh phụ thuộc vào loại ngói sử dụng như mái ngói xi măng, mái ngói âm dương thì độ dốc mái ngói còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như khí hậu, kiến trúc, diện tích. Do đó để tính được chính xác độ dốc mái ngói kỹ lưỡng, chính xác thì bạn có thể ứng dụng những phương pháp tính chuẩn sau đây:
Cách tính độ dốc M cho mái ngói (độ)
Độ dốc M của mái ngói là góc giữa mặt phẳng ngang và mặt phẳng mái, đo theo đơn vị độ (°) hoặc đơn vị phần trăm (%). Để tính được chiều cao của độ dốc của yếu tố M, cần tìm hiểu độ cao của H và độ rộng của L của mái ngói.
Chiều cao (H) được tính từ phần đỉnh mái ngói đến mép mái, chiều rộng L được tính từ mép mái đến trục giữa.
Sau khi có đầy đủ các yếu tố, ta áp dụng công thức tính độ dốc mái ngói theo độ là:
Hệ số độ dốc mái ngói: M = H/L = tan(α)
Trong đó:
- M là hệ số độ dốc của mái ngói, đơn vị (độ)
- H là chiều cao, đơn vị mét (m)
- L là nửa chiều rộng của mái, đơn vị mét (m)
- Góc α: α = arctan (M); arctan là hàm nghịch đảo của tan, để tìm ra giá trị có thể sử dụng máy tính hoặc tra bảng.
Ví dụ, cần tính độ dốc mái nhà 1 tầng, có chiều cao h = 1,5m và chiều cao l = 4m. Để tính độ dốc mái ngói ta áp dụng công thức:
=> M = 1,5/4 = 0.375
Vậy độ dốc mái ngói M = 20,56 độ
Cách tính độ dốc mái ngói theo phần trăm (%)
Độ dốc mái ngói là góc giữa mặt phẳng mái và mặt phẳng ngang. Để tính được độ dốc mái ngói, người ta thường sử dụng phương pháp tính % bằng tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài sau đó nhân với 100. Cụ thể, công thức tính độ dốc mái ngói theo phần trăm như sau:
Độ dốc mái ngói: i% = m x 100% = H/L x 100%
Trong đó:
- i là độ dốc mái ngói, đơn vị là phần trăm (%).
- m là hệ số độ dốc mái ngói, bằng tanα, trong đó α là góc nghiêng của mái ngói so với mặt phẳng ngang.
- H là chiều cao mái ngói, đơn vị là mét (m).
- L là chiều dài mái ngói, đơn vị là mét (m).
Ví dụ, bạn muốn tính độ dốc của mái nhà có chiều cao là 3m, chiều dài mái là 5m sẽ được tính như sau:
=> Độ dốc mái ngói = ¾ x 100% = 75%
Như vậy độ dốc m của mái ngói khoảng 75%
Đối với hệ mái Nhật có đặc trưng hình chữ V với 2 mặt phẳng giao nhau và tạo thành góc nhọn. Độ dốc mái ngói nhật thường cao, dao động từ 60% – 80% để hạn chế tình trạng ứ đọng nước mưa, đồng thời đảm bảo không gian sống thông thoáng cho gia đình. Để tính được độ dốc của loại mái này cần biết chiều cao hệ mái nhật, cầm tìm được độ cao của nóc nhà (h) và nửa chiều rộng của nhà (w). Cụ thể như sau:
Độ dốc mái ngói Nhật = h/w x 100%
Công thức tính độ dốc mái ngói
Độ dốc mái ngói đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tổng thể kiến trúc công trình về tuổi thọ, tín thẩm mỹ, sự an toàn trong quá trình sinh sống. Độ dốc mái ngói được tính theo công thức chuẩn sau đây:
I = m x 100% = H/L x 100%
Trong đó:
- I là độ dốc mái ngói, đơn vị (%)
- M là hệ số độ dốc mái ngói, được tính bằng tanα, trong đó α là góc nghiêng của mái ngói so với mặt phẳng ngang.
- H là chiều cao mái nói, đơn vị m (mét)
- L là chiều cao mái ngói, đơn vị mét (m)
Một số lưu ý về độ dốc mái của mái ngói
Để tính toán, đo lường được chính xác độ dốc của từng loại mái ngói, bạn cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:
- Những loại ngói có đường gờ chắn ngang sẽ có độ dốc thấp hơn những loại mái không có gờ chắn ngang
- Lựa chọn vật liệu ngói cần phù hợp với điều kiện thời tiết, môi trường tại địa điểm thi công để đảm bảo sự an toàn, tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho gia đình. Đối với những khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng mưa gió, không nên lựa chọn mái có độ dốc thấp bởi đặc điểm khả năng thoát nước chậm; thay vào đó sử dụng mái ngói có độ dốc cao để phù hợp hơn
- Độ dốc mái ngói càng cao thì lợp ngói càng an toàn, vững chãi. Do đó không lên thiết kế mái ngói có độ dốc dưới 20 độ, bởi có thể gây tình trạng ứ đọng, ủ dột, nấm mốc phát triển gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình.
- Trong những trường hợp lợp mái ngói không được phép có độ dốc cao thì cần xử lý từ kinh nghiệm tại các khe chồng mí để đảm bảo sự an toàn khi mưa lũ xảy ra.
Trên đây là bài viết chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về cách tính độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý đối với từng loại mái nhà phổ biến hiện nay. Hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để kiến tạo không gian sống chất lượng và thẩm mỹ cho gia đình mình. Nếu cần sự tư vấn từ chuyên gia thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp, uy tín, khách hàng liên hệ với Interior Highlights via hotline 1800 9398 for fast and free support.
Articles on the same topic
- 55+ Decorative carpet models with trendy bronze drum motifs
- The most STANDARD and COMMON bathtub sizes
- Top 10 most prestigious and famous interior design companies today
- Top 10 reputable interior design companies in Tan Phu district
- The most famous interior designers in Vietnam and the world and their contributions
- Standard methods of natural ventilation in houses
- 55+ Smart designs for small houses and all living spaces